Giá trị Thông_điển

Trong làng sử học Trung Quốc, Thông điển là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu về hệ thống pháp luật của triều đình[2].

Trước thời Đỗ Hựu, nội dung này được ghi chép như phần thư chí của các công trình sử học với tư cách một bộ phận cấu thành sử học chứ không phải một môn hay một lĩnh vực nghiên cứu độc lập. Trên thực tế, dung lượng nói về phần quy chế pháp luật trong các sách sử trước đây rất hãn hữu. Sự ra đời của Thông điển đánh dấu một thời kỳ mới, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về quy phạm pháp luật tại Trung Quốc[2]. Một mặt, điều đó làm phong phú thêm nội hàm của sử học, mặt khác nó làm tăng thêm vai trò, tác dụng thúc đẩy phục vụ đời sống xã hội của sử học.

Từ khi Đỗ Hựu đề cập vấn đề này, quy phạm pháp luật có vị thế trong chuyên ngành lịch sử; các tác phẩm sử học Trung Quốc ra đời sau đó đã xuất hiện nhiều công trình chuyên luận về pháp luật[3].

Bên cạnh đó, ông còn thể hiện quan điểm lịch sử phát triển, dùng hiện thực lịch sử để phản bác quan điểm đảo ngược lịch sử. Đỗ Hựu coi trọng con người và đề cao vai trò của con người trong việc thay đổi cuộc sống, thay đổi xã hội chứ không tin vào thiên mệnh[5].

Thông điển được đánh giá là một kiệt tác trong kho tàng sách sử Trung Quốc. Sách luôn được người đời trọng thị và lưu truyền rộng rãi. Đỗ Hựu đã sáng tạo ra một thể loại mới trong soạn sách sử Trung Quốc: Thông sử thể điển chế, có ảnh hưởng lớn đến các sử gia hậu thế[7]. Sau đó Trịnh Tiêu viết Thông chíMã Đoan Lâm cũng dựa vào Thông điển phát triển thành sách Văn hiến thông khảo thời Nguyên.

Liên quan